Để thuận tiện hơn cho nhóm đối tượng này, các đơn vị sản xuất máy tính đã cho ra đời các dòng sản phẩm máy tính dành riêng cho văn phòng như máy tính đồng bộ văn phòng, chẳng hạn.
Các tiêu chí cần biết khi xây dựng cấu hình máy tính văn phòng
Để lựa chọn được chiếc máy tính dành cho văn phòng phù hợp và tiết kiệm chi phí thì bạn sẽ cần phải xem xét đầy đủ các tiêu chí sau:
CPU – Chip máy tính
CPU hay còn được hiểu là bộ xử lý trung tâm của máy tính. Nó có vai trò đầu não quyết định hiệu quả hoạt động của máy tính văn phòng mà bạn sử dụng. Do vậy, bạn sẽ cần xem xét thật kỹ lưỡng yếu tố này khi lựa chọn máy tính cho văn phòng mình.
Mainboard
Mainboard là loại linh kiện trung gian giúp kết nối các linh kiện trong máy tính lại với nhau. Nó hỗ trợ xử lý các tác vụ máy tính từ cơ bản đến nâng cao. Đối với dòng máy tính văn phòng thì bạn nên chọn loại mainboard tối thiểu là H81M - D3V.
Card màn hình
Card màn hình có tầm ảnh hưởng không kém so với CPU. Nó quyết định xem hình ảnh có được hiển thị trên màn hình máy tính hay không? Kèm theo đó là chất lượng màu sắc, hình ảnh, độ sắc nét, phân giải…
Tuy nhiên, đối với các tác vụ văn phòng thông thường thì chỉ cần sử dụng các card màn hình đã tích hợp sẵn trong CPU. Còn đối với các tác vụ đòi hỏi cấu hình cao như thiết kế đồ hoạ, IT thì nên trang bị thêm card rời hoặc sử dụng máy tính có cấu hình cao hơn.
RAM - Bộ nhớ trong
Khi lựa chọn máy tính văn phòng thì bạn sẽ cần đặc biệt lưu ý 2 tiêu chí là bộ nhớ RAM và kiểu RAM.
Xét về bộ nhớ RAM thì nó có nhiều dung lượng khác nhau. Bộ nhớ RAM có dung lượng càng lớn thì máy sẽ chạy càng êm, càng mượt mà hơn, đồng thời, hỗ trợ xử lý được nhiều tác vụ cùng một lúc. Với máy tính văn phòng thì bộ nhớ RAM nên tối thiểu 4GB trở lên.
Xét về kiểu RAM thì hiện nay trên thị trường có 3 loại RAM chính là DDR2, DDR3 và DDR4. Trong đó, DDR2 do đặc tính ra đời khá là lâu nên tính nhạy của nó ít phù hợp hơn với nhu cầu đối với một máy tính dành cho văn phòng hiện nay. Thay vào đó dòng DDR3 lại sở hữu tính năng phù hợp kèm mức giá phải chăng. Nên nếu ngân sách của bạn khoảng 3 - 5 triệu thì nên cân nhắc lựa chọn DDR3 còn nếu trên 5 triệu thì nên lựa chọn DDR4.
Ổ cứng HDD, SSD
Đây là nơi lưu trữ toàn bộ dữ liệu của máy tính. Hiện nay có 2 loại ổ cứng là HDD và SSD. Trong đó, HDD là loại ổ cứng truyền thống có giá thành rẻ và dung lượng bộ nhớ cao. Tuy nhiên, tốc độ xử lý, truyền dữ liệu chưa tối ưu. Còn SSD là ổ cứng đời mới, có tốc độ vòng quay/ phút cực cao và cao gấp HDD đến 3 lần. Nhưng kèm theo đó thì giá thành cũng đắt đỏ hơn.
Tuỳ theo mức ngân sách mà bạn dự chi cho máy tính cho văn phòng mà bạn sẽ cân nhắc lựa chọn ổ cứng phù hợp. Còn về cơ bản thì bạn nên sử dụng SSD vì nó sẽ đáp ứng hiệu quả công việc cao hơn rất nhiều so với HDD về cả ngắn hạn và dài hạn.
Case – Vỏ máy tính
Xét về vỏ máy tính thì bạn nên lựa chọn chất liệu vỏ máy tính có khả năng tản nhiệt tối ưu. Vì thời gian sử dụng máy tính văn phòng tối thiểu 1 ngày là 8 tiếng nên máy sẽ rất nóng nếu như tản nhiệt kém
Nguồn máy tính
Nguồn máy tính quyết định đến độ ổn định của máy tính cho văn phòng trong quá trình sử dụng. Tuy nó không đòi hỏi bộ nguồn chất lượng cao như các máy chơi game hay đồ họa nhưng nó nên có tính năng tiết kiệm điện năng vì nhân viên văn phòng thường sử dụng máy tính nhiều, liên tục.
Bàn phím - chuột
Về chuột và máy tính là phụ kiện phụ trợ, tuy nhiên, để đạt hiệu quả làm việc tối ưu thì bạn nên chuột cầm chắc tay, bàn phím sắc nét, không bị kẹt.
Màn hình máy tính
Màn hình máy tính là nơi nhân viên sẽ làm việc chính với nó suốt thời gian làm việc. Nên khi mua máy tính văn phòng bạn cần lưu ý chọn màn có độ phân giải ổn định, hạn chế tình trạng mỏi mắt trong quá trình sử dụng. Còn đối với công việc đòi hỏi hình ảnh chất lượng cao thì nên chọn màn hình có độ phân giải lớn hơn.
Nhu cầu sử dụng
Tiêu chí nữa mà tuyệt đối bạn không thể bỏ qua khi chính là nhu cầu sử dụng đối với từng vị trí công việc khác nhau.
Bởi công việc văn phòng có đa dạng các vị trí, mỗi vị trí sẽ cần sử dụng máy tính có cấu hình chuyên biệt. Việc “đánh đồng" tất cả chung một loại sẽ dẫn đến hiệu quả công việc không cao kèm theo đó là lãng phí vì không thể dùng được. Ví dụ như bạn không thể trang bị máy tính văn phòng cấu hình thấp chỉ phục vụ cho nhu cầu word, excel cơ bản cho người chuyên viên thiết kế đồ hoạ, người đòi hỏi máy móc có cấu hình cao được.
Bởi chắc chắn khi đó máy dùng sẽ bị “đơ", “giật lag", chất lượng hình ảnh kém và không thể xuất file được. Còn nếu bạn trang bị máy tính cấu hình cao cho toàn bộ nhân viên nhưng mục đích sử dụng lại chỉ là các tính năng văn phòng cơ bản thì cũng sẽ rất lãng phí.
Khả năng chi trả
Cuối cùng đó chính là định mức ngân sách dành cho máy tính văn phòng. Bạn nên dựa vào đó để cân đối chi phí và lựa chọn máy tính vừa đáp ứng được các yêu cầu cơ bản nhất mà nhân viên cần sử dụng vừa nằm trong tầm kiểm soát chi phí mà công ty đặt ra