Tìm hiểu nguồn gốc máy tính cũ bán trên thị trường
Hiện nay máy tính đồng bộ cũ, máy tính để bàn cũ tại thị trường Việt Nam có nguồn gốc chủ yếu từ 3 nguồn:
+ Máy thanh lý của các Công Ty, Phòng Game, hàng new tồn kho từ các Công Ty máy tính lớn, từ cá nhân người dùng trên thị trường.
+ Máy tính đồng bộ cũ nhập khẩu từ Mỹ, Nhật với các thương hiệu nổi tiếng như Dell, HP, IBM….
+ Máy trôi nổi hoặc nhập từ Trung Quốc, linh phụ kiện hỏng lỗi hoặc nhái được nhiều cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ tân trang sửa chữa lại.
Đa số theo thói quen người tiêu dùng sẽ tìm kiếm trên mạng được 1 vài địa chỉ bán máy tính rồi so sánh giá thành và thời gian bảo hành với nhau. Không ít người sẽ lụa chọn máy tính dụa theo tiêu chí là “Rẻ” mà quên mất chất lượng và chết độ bảo hành đi kèm.
Đừng vội quyết định, hãy là một người tiêu dùng thông minh và so sánh cấu hình cùng thời gian bảo hành với mặt bằng chung những nơi khác. Rất nhiều đơn vị hạ giá thành, bán rẻ nhưng thời gian bảo hành rất ngắn và thường sau khoảng thời gian đó máy thường hay phát sinh lỗi.
>>
Tham khảo thêm:
Bán máy tính cũ
Khi chọn mua máy tính để đồng bộ cũ, nhiều người thường chỉ kiểm tra bằng cách bật máy để xem thời gian khởi động, chạy thử một vài ứng dụng xem có giật lag không? Và xem qua loa về thông số máy. Tuy nhiên, lại bỏ qua rất nhiều chi tiết quan trọng như RAM, bo mạch chính (mainboard), Ổ cứng, Màn hình máy tính…Những chi tiết này rất khó có thể phát hiện được nếu chỉ quan sát bằng cảm quan nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết.
Một số cách kiểm tra để chọn mua 1 bộ máy tính cũ
Bạn nên chuẩn bị trước một vài công cụ để test máy CD/USB khởi động Hirent Boot hoặc một số phần mềm chạy trên windows như là MHDD hoặc Victoria, CPU-Z, Mornitor test.
Điều đầu tiên bạn hãy yêu cầu nơi bán mở nắp case kiểm tra xem trên bo mạch chủ có bị sửa chữa gì nhiều không, kiểm tra các đầu tụ xem có bị phù hoặc chảy dịch không, chân cắm các linh kiện có bị bong mối hàn?
Nếu không được mở thì dùng cách bật tắt máy 3-4 lần liên tiếp quan sát quá trình khởi động có trơn tru không? Có báo lỗi gì không? Có bị khởi động lại không? Nếu tất cả đều ổn thì 80% mainboard này còn tốt.
Tiếp đến là kiểm tra bộ nguồn máy tính, xem đã bị bung tem hay trầy các ốc vít chưa nếu có thì bộ nguồn đó có thể đã bị sửa chữa. Bật máy và kiểm tra khi chay có phát ra tiếng hú, tiếng ồn bất thường, mùi khét, hay nhanh nóng không? Nếu tất cả bình thường chúng ta có thể an tâm nó vẫn chạy tốt.
Đối với Ổ cứng việc đầu tiên là kiểm tra dung lượng, nhưng không phải bằng cách vào Windows Explorer. Người bán vẫn có mẹo nhỏ để che giấu ổ cứng bị lỗi bằng cách cắt bỏ phân vùng bị lỗi, cài hệ điều hành vào phân vùng không bị lỗi để tốc độ máy chạy vẫn bình thường.
Tham khảo thêm:
Mua bán máy tính cũ
Cách kiểm tra ổ cứng có bị cắt không bạn Click chuột phải My Computer chọn Mangage | Storage | Disk Managerment. Nếu có phân vùng bị cắt bỏ sẽ có chữ unallocated và có màu đỏ.
1. Test lỗi trên ổ đĩa cứng
+ Cách 1: Khởi động máy boot vào đĩa CD Hirent Boot: chọn Hard Disk Tool | MHDD (HDD phải được set ở chế độ Master thì phần mềm mới có thể nhận diện được HDD).
Gõ số tương ứng với HDD biểu hiện trên màn hình, sau đó nhấn phím F4 2 lần cho chương trình kiểm tra bad sector từ đầu đến cuối. Màn hình máy tính sẽ hiện ra những điểm đỏ hoặc dấu X là sector lỗi, vùng có tốc độ đọc chậm sẽ thấy có màu hồng, xanh.
Bạn quan sát góc trên bên trái sẽ thấy tốc độ đọc/ghi của ổ đĩa, tốc độ 35.000 Kb/s trở lên thì có thể dùng được.
+ Cách 2: Khởi động máy bình thường, cài phần mềm Victoria for Windows: Mở phần mềm lên phần Standard: Chọn Model ổ cứng hiển thị, tab Smart chọn Get SMART (phần quản lý thông minh của HDD): nếu báo good là OK, còn báo BAD là ổ cứng đó có vấn đề, sang tab test chọn Start: để quét toàn bộ bề mặt đĩa và cách nhận biết chất lượng HDD cũng giống cách 1.
2. Cách test RAM
Ta dùng cách ép máy chạy cùng lúc thật nhiều phần mềm ứng dụng để máy sử dụng tối đa bộ nhớ RAM đang có. Việc này có thể kiểm tra được bộ nhớ có bị lỗi ở bất kỳ ô nhớ nào hay không. Có thể dùng cách bật thật nhiều cửa sổ Windows Explorer (Phím Windows + E) cho đến khi nào máy báo đầy bộ nhớ, nếu không bị khởi động lại hoặc màn hình xanh thông báo lỗi là ổn.
3. Cách test CPU
CPU rất ít bị lỗi, khởi động được vào Windows là ok. Nên kiểm tra thêm tốc độ thực của CPU. Tốc độ kiểm tra ở phần Properties của My Computer chưa chắc đã chính xác vì thông tin này có thể chỉnh sửa được trong phần Registry của Windows. Ta sử dụng phần mềm CPU-Z chuẩn bị ở đầu bài viết để có được thông tin chuẩn nhất.
Đối với màn hình
Màn hình LCD cũ thường hay gặp phải lỗi bị mờ, độ sáng không ổn định, màn hình bị rung, chữ nhiễu. Bạn cần kiểm tra settup đúng chưa? xem các nút có bị liệt không.
Dùng phần mềm Mornitor Test bật lần lượt các chế độ màu Đen, Trắng, Xanh đậm, Đỏ để thấy được lỗi vết kẻ sọc, nhòe màu, điểm chết(nếu có). Sau khi kiểm tra nếu bạn quyết định mua nên để máy chạy các ứng dụng cùng lúc càng lâu càng tốt nếu được để xem có phát sinh thêm lỗi gì khi dùng hay không.
Với kinh nghiệm nhiều năm kinh doanh về lĩnh vực
máy tính đồng bộcũ H-sky khuyên bạn nên chọn mua máy tính cũ có linh kiện còn BH hãng từ 6 tháng trở lên, hoặc loại máy tính đồng bộ Dell cũ, HP, NEC, FUJITSU, … được nhập khẩu từ Mỹ, Nhật để đảm bảo chất lượng nhất.